Hướng dẫn bạn cách bảo quản đàn piano cơ đúng cách
- By : Hongctv
- Category : Yamaha
- Tags: bảo quản đàn piano cơ, đàn piano cơ, Giá đàn piano điện casio
Đàn piano cơ là loại nhạc cụ rất tinh tế, đồ sộ và phức tạp nhất, nó được mệnh danh là vua của các loại nhạc cụ. Đàn piano cơ là sự kết hợp khéo léo của những tay nghề thủ công truyền thống và những kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Vì vậy, bảo quản đàn piano cơ cần đúng cách và có những điều cần lưu ý dưới đây.
Chỗ đặt đàn phải đảm bảo đủ thông khí, thông thoáng.
- Cần được đặt vị trí nào sao đủ thông khí, đủ không gian để thoát âm.
- Tốt nhất là đặt đàn grand piano (đàn piano lớn) ở vị trí giữa phòng, đủ khoảng không. Còn
đàn Upright piano (đàn piano đứng) thì đặt ở vị trí sát tường, và cách bức tường khoảng 10 cm.
- Tránh để đàn upright piano sát bức tường bên ngoài.
Tránh đặt đàn gần cửa sổ
- Cố gắng tránh đặt piano gần cửa sổ. Bởi thùng đàn piano được làm bằng gỗ, phải để tránh nắng trực tiếp của mặt trời, độ ẩm và sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
- Trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào khác, bạn phải đặt đàn piano gần vị trí cửa sổ, hoặc những vị trí không không thuận lợi, bạn nên sử dụng khăn phủ đàn đủ dày để tránh nắng từ và có thể tránh bụi bẩn để bảo vệ cây đàn của bạn.
Để đàn tránh xa các vị trí có nguồn nhiệt cao
Để đàn piano xa các nguồn nhiệt cao như lò sưởi, hay khu vực có khí nóng trực tiếp bởi vì có thể làm hỏng bộ máy đàn hoặc sai lệch về âm thanh.
Đàn piano hoạt động tốt nhất và có âm thanh tốt nhất khi chúng được đặt ở nhiệt độ và độ ẩm đúng cách với thông khí phù hợp. Đàn piano được bảo quản lý tưởng nhất ở mức khoảng nhiệt độ 15oC ~ 25oC và 50 – 60% độ ẩm.
Với khí hậu ở Việt Nam, ở khu vực miền Nam thì chú ý đến độ nóng, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào đàn, còn đối với khu vực miền Bắc chú ý đến độ ẩm của phòng.
Không để đàn gần vị trí nóng ẩm
Các vị trí đó có thể kể đến như bể nước, nhà tắm, nhà bếp…Nếu để gần những vị trí nóng ẩm sẽ tác động xấu đến đàn piano như bị mốc, dây chùng, sét dẫn tới đứt dây, dính phím, dính búa hay búa bị ẩm, tiếng đàn nghe không còn vang và hay nữa.
Cắm ống sấy/sưởi cho đàn
Những gia đình đặt đàn ở trong phòng có máy lạnh thì tuỳ theo mức độ sử dụng máy lạnh có thường xuyên hay không rồi cắm ống sấy. Nếu theo dõi thấy độ nhạy của phím kém, búa kẹt thì cắm 24h/24h. Trong điều kiện độ ẩm Việt Nam nói chung, người ta vẫn thường sử dụng ống sấy có xuất xứ từ Trung Quốc, có điện năng tiêu thụ 20w (bằng một bóng đèn nhỏ).
Tuy nhiên, bạn cũng không nên cắm ống sấy quá nhiều, 24h/24h hết tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác, cắn cả trong mùa khô vì cắm ống sấy quá nhiều sẽ làm đàn bị khô, từ đó gỗ, dạ và búa đàn bị ngót quá sẽ làm đàn bị đanh tiếng, cũng như các chốt giữ dây sẽ bị lỏng do gỗ bị ngót.
Chỉnh dây đàn định kì
Nếu đàn có tần suất dùng đàn thấp (khoảng 60phút/ngày) thì hàng năm nên cho thợ chuyên môn kiểm tra một lần để lên dây, chỉnh lại máy mỗi năm một lần, để giúp cho dây đàn ổn định về cao độ, phím đàn và máy đàn hoạt động tốt, búa đàn làm cân bằng âm sắc, cũng như phát hiện và điều trị ngay những bệnh thường gặp ở piano như dính búa, dính phím, chuột phá hoại, đàn luôn đẹp và sạch sẽ.
Thời gian nên chỉnh dây định kỳ cho các loại đàn:
- Đàn mới: chỉnh dây 6 tháng 1 lần trong 2 năm đầu tiên.
- Đàn cũ: chỉnh dây 6 tháng 1 lần trong 1 năm đầu (lưu ý: nhưng nếu đàn cũ mà dây đã được thay mới thì cũng nên chỉnh dây như đàn mới), và sau đó thì tối thiều 1 năm chỉnh dây 1 lần.
- Lưu ý: Việc chỉnh dây lần đầu tiên khi mới vận chuyển đàn về nhà rất quan trọng. Nó quyết định âm thanh của đàn cho phù hợp với căn phòng của bạn hay không.