Piano có đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc hiện đại cũng như cổ điển thế giới. Hơn thế nữa, đây cũng thuộc 1 trong số những nhạc cụ khó học nhất, nói chính xác hơn thì piano là nhạc cụ khó học thành tài nhất trên thế giới. Hàng năm, có cả ngàn cuộc thi piano dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là các thần đồng với kỹ năng điêu luyện dù chỉ mới 5-10 tuổi. Tuy nhiên, trong số đó, để 1 người bứt lên được, thực sự trở thành nghệ sỹ hàng đầu thì lại quá ít. Lý do có thể do sự phức tạp đến từ chính bản thân cây đàn! Piano được coi là 1 trong những tổ hợp phức tạp nhất trên thế giới. Nó được cấu thành từ ít nhất khoảng 7500 bộ phận khác nhau và có thể còn hơn thế nhiều đối với những cây đàn được làm thủ công.
Trong trường hợp đó, con số này có thể lên tới 12.000 bộ phận, trong đó có 10.000 linh kiện có thể chuyển động.
Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều điều bạn chưa biết hết về piano:
1. Dây
Chỉ một chiếc piano thường thôi cũng có khoảng 220-230 chiếc dây thép và được xâu thành cực kỳ chặt chẽ có hệ thống để tạo ra âm thanh thanh tốt nhất khi đánh. Khi căng ra, mỗi dây chịu 1 lực khoảng 75kg, tổng hợp lại tất cả cây đàn, chúng sẽ chịu lực căng tương đương 20-30 tấn!
Rõ ràng, việc xâu chuỗi, điều chỉnh chúng không hề đơn giản và chỉ dành cho những nghệ nhân chuyên nghiệp.
2. Cây đàn đắt nhất thế giới
Cũng như nhiều nhạc cụ khác, càng ngày người ta càng có xu hướng làm cho chúng sang trọng hơn, đắt giá hơn để đạt những kỷ lục ấn tượng hơn.
Trong thế giới của piano, một trong những cây đàn đắt nhất thế giới không thể không kể đến thương hiệu Steinway & Sons.
Steinway một hãng sản xuất đàn piano có lẽ không còn xa lạ gì với người yêu nhạc, song cây đàn piano Steinway mẫu Z của John Lennon do thương hiệu này sản xuất được đánh giá là một trong 5 kỷ vật đắt giá nhất của John Lennon. Đây là một cây đàn piano đứng làm bằng nguyên liệu chó quả óc chó, song chính cây đàn này đã được Lennon sử dụng sáng tác ca khúc Imagine – một tác phẩm thành công nhất của Lennon và được bán với giá 2,37 triệu USD.
3. Chiếc piano được đấu giá cao nhất
Nếu không có giá bán cao nhất thì vẫn có 1 cách để vượt qua con số 1,68 triệu đô. Đó là đấu giá!
Cây đàn có tên Crystal Piano được thiết kế bởi nhà sản xuất Heintzman Pianos của Canada và nhạc cụ xinh đẹp này đã được trình diễn lần đầu tiên trước khán giả tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.
Đó cũng có thể là 1 trong những lý do khiến người ta chấp nhận bỏ ra tới 3,2 triệu đô, tương đương hơn 72 tỷ đồng để sở hữu nó.
4. Tuổi đời khá trẻ
Nếu so nó với các nhạc cụ khác thì dường như piano vẫn như 1 cậu thanh niên trẻ tuổi. Được phát minh ra vào năm 1698 bởi Bartolomeo Cristofori ở Ý. Tính tới nay, nó mới chỉ 319 tuổi, so với tuổi đời của ghi-ta thì không là gì (người ta tin rằng, đàn ghi-ta được phát minh vào khoảng thế kỷ thứ 8).
5. Piano chỉ là 1 cái tên viết tắt
Được chế tạo lần đầu tiên tại Ý, tên ban đầu của loại đàn nổi tiếng này thực chất là Pianoforte (tiếng Ý). Sau này khi lan tỏa sang các quốc gia khác, nó dần dần được gọi tắt lại thành Piano!
Ngoài ra trong tiếng Ý, tên loại đàn này có ý nghĩa là “âm nhẹ và mạnh”. Nó hoàn toàn bắt nguồn từ khả năng độc đáo (có thể là duy nhất) ở piano khi có thể xuống các âm thấp nhất, lên những nốt cao nhất, ngoài ra, sắc thái của từng âm lại phụ thuộc vào tốc độ và lực đánh.
Điều này lý giải vì sao Piano được mệnh danh là “vua của các loại nhạc cụ” bởi phạm vi âm thanh (âm vực) trải dài từ cao đến thấp mà hiếm có loại nhạc cụ nào có thể sánh nổi!
6. Sai lầm mà nhiều người vẫn lầm tưởng
“Đàn Piano là nhạc cụ thuộc bộ dây” – điều này là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù sở hữu đến 230 dây thép, được căng và sắp xếp theo thứ tự rõ ràng nhưng piano lại không hề thuộc bộ dây!
Thực chất, dây thép chỉ đóng vai trò trung gian chứ không phải bộ phận trực tiếp tạo ra âm thanh mà là các đầu búa nhỏ nằm ở phía sau. Cho nên người ta xếp piano thuộc dạng bộ gõ. Đây là lầm tưởng mà không ít người mắc phải, kể cả những ai đã học đánh đàn.
7. Bộ não của người chơi piano khác hăn với bình thường
Người chơi piano thường phải dành 1 lượng lớn thời gian trong ngày để luyện tập và rèn luyện kỹ năng cho chính mình. Dường như điều này ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen, tính cách và đặc biệt là bộ não của họ.
Những người chơi piano thường có thể tạo liên kết dễ dàng giữa các thùy não trước. Tức là họ có thể kiểm soát được phản ứng cảm xúc cũng như hành vi xã hội. Ngoài ra cũng có thể giải quyết vấn đề, làm nhiều việc cùng lúc tốt hơn người thường.
Đó cũng là lý giải cho việc những người biết chơi piano thường rất điềm tĩnh, có khả năng kiểm soát tốt tình hình, tránh những hành vi bộc phát cũng như liên kết, đồng thời làm nhiều việc.